Bệnh viêm gan B lây qua đường nào
Bệnh viêm gan B được ví như kẻ giế người thầm lặng? Cứ khoảng 30 giây lại có người bị bệnh viêm gan B cướp đi mạng sống. Phần lớn người mang bệnh viêm gan B không có triệu chứng nên kẻ thù vô hình này tiếp tục tàn phá cơ thể nạn nhân năm này qua tháng nọ cho đến khi quá trễ. Người Việt có nguy cơ mang bệnh viêm gan B cao hơn người Da Trắng gấp 16 lần.Viêm gan B là gì?
![](https://dayluiviemgan.com/wp-content/uploads/2017/04/benh-viem-gan-b-lay-qua-duong-nao-6.jpg)
Viêm gan B là một trong những loại bệnh viêm gan do gây ra bởi siêu vi khuẩn viêm gan B (hepatitis B hoặc viết tắt là HBV). Người bị nhiễm HBV trong sáu tháng đầu được xem là viêm gan B cấp tính (acute hepatitis B). Trong giai đoạn này lá gan bị sưng. Trong một số trường hợp may mắn, bệnh không cần chữa cũng hết vì gan có khả năng chống lại siêu vi. Tuy nhiên, có đến 13% đến 16% những trường hợp nhiễm siêu vi gan B, lá gan vẫn bị sưng mãi; trường hợp này gọi là kinh niên hoặc mãn tính (chronic hepatitis B). Sau đó siêu vi HBV tiếp tục sanh sôi nẩy nở và tàn phá gan trong nhiều năm sắp tới.
Bệnh viêm gan B lây qua đường nào?
Viêm gan B lây qua đường máu:
![](https://dayluiviemgan.com/wp-content/uploads/2017/04/benh-viem-gan-b-lay-qua-duong-nao-7.jpg)
- Người bị lây nhiễm virus viêm gan B qua đường máu này thường xảy ra trong một số trường hợp cụ thể như truyền máu, phẫu thuật nhưng nhiều nhất là tiêm chích ma tuý chung...
- Ngoài ra, nếu như không để ý khi dùng chung đồ với những người mắc bệnh: dùng chung dao cạo râu, bàn chải có thể lây qua vết trầy xước, xăm hình hay xỏ lỗ tai bằng các vật dụng thiếu vệ sinh cũng có thể dễ dàng lây truyền virus viêm gan B.
![](https://dayluiviemgan.com/wp-content/uploads/2017/04/benh-viem-gan-b-lay-qua-duong-nao-3.jpg)
- Người phụ nữ khi mang thai nếu như bị nhiễm virus viêm gan B sẽ có thể truyền căn bệnh này sang bào thai của mình.
- Chi tiết hơn, trong giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ, khả năng lây nhiễm chỉ là 1%.
- Người mẹ bị bệnh ở 3 tháng giữa thai kỳ sẽ tăng tỷ lệ này lên thành 10% và sẽ còn tăng cao khả năng lây nhiễm sang con lên đến 60-70% nếu như mẹ mắc bệnh ở 3 tháng cuối thai kỳ.
- Tuy nhiên, nguy cơ truyền bệnh cho thai nhi từ người mẹ có thể lên tới mức cao nhất là 90% nếu như không có bất cứ biện pháp bảo vệ ngay sau khi sinh.
![](https://dayluiviemgan.com/wp-content/uploads/2017/04/benh-viem-gan-b-lay-qua-duong-nao-5.jpg)
Bệnh viêm gan B lây truyền qua việc sinh hoạt tình dục cùng giới hay khác giới.
Virus viêm gan B sống được bao lâu?
Virus viêm gan B có thể sống ngoài cơ thể ít nhất là 7 ngày. Trong suốt khoảng thời gian này, virus vẫn có thể gây bệnh cho người nếu xâm nhập được vào cơ thể của người chưa bị bệnh. Còn khi đã vào trong cơ thể HBV có thể sinh sôi và tồn tại rất lâu. Trong 6 tháng nếu hệ miễn dịch phức hợp này không loại bỏ được chúng thì gần như virus sẽ trú ngụ lâu dài tới hết đời. Hiện nay chưa có thuốc tiêu diệt được hoàn toàn virus viêm gan B mà chỉ ngăn chúng bùng phát làm tổn thương tới gan.
Viêm gan B lây qua đường ăn uống không?
![](https://dayluiviemgan.com/wp-content/uploads/2017/04/benh-viem-gan-b-lay-qua-duong-nao-2.jpg)
Virus viêm gan B không lây qua tiếp xúc thông thường như bắt tay, ho, hắt hơi, ăn thực phẩm được nấu bởi người mang virus viêm gan B, hôn trên má hoặc hôn môi "khô", dùng chung ly, tách, chén, đĩa. Ngay cả việc thăm nhà của người nhiễm HBV hoặc chơi đùa với những đứa trẻ mang virus này cũng không dẫn đến lây nhiễm như mọi người thường lo sợ.
Viêm gan B có mấy loại?
Viêm gan B cấp:
- Triệu chứng: mệt mỏi, chán ăn, tiểu sậm màu, vàng da, vàng mắt, xét nghiệm có men gan tăng cao. Nếu bệnh xảy ra ở trẻ nhỏ dưới 10 tuổi, triệu chứng rất mờ nhạt, không ồ ạt, mà chỉ là tiểu sậm màu thoáng qua, ăn kém.
- Khả năng hồi phục tùy thuộc độ tuổi bị mắc bệnh. Nếu mắc bệnh dưới 10 tuổi, nhất là dưới 1 tuổi, thì 90% trường hợp virút vẫn tồn tại âm thầm trong cơ thể nhiều tháng, nhiều năm gây ra nhiễm viêm gan B mãn. Ngược lại nếu nhiễm bệnh tuổi trên 10 - nhất là trên 18 tuổi
- 90% trường hợp sẽ hồi phục hoàn toàn.
Nhiễm viêm gan B mãn thể người lành mang mầm:
Bệnh nhân thường là trẻ em hoặc người dưới 30 tuổi, không triệu chứng, tình cờ phát hiện khi kiểm tra sức khỏe tổng quát, khi hiến máu, kiểm tra khi mang thai hay khám sức khỏe để đi nước ngoài... Nếu ở thể bệnh này, virút viêm gan B sinh sản rất nhiều trong gan và máu (lượng virút trong máu có thể hàng trăm triệu), nhưng chúng không tấn công hoặc tấn công rất ít vào lá gan chúng ta nên gan vẫn mềm mại, không bị hư hại.
Nhiễm viêm gan B mãn thể ngủ yên:
Virút viêm gan B nằm yên, sinh sản kém với lượng virút trong máu âm tính hoặc rất thấp, không tấn công gan nên xét nghiệm men gan và chức năng gan cũng còn khá tốt. Thể này thường gặp do kết quả của thuốc điều trị được sử dụng đúng thời điểm, hoặc đôi khi phát hiện tình cờ khi kiểm tra sức khỏe là do khả năng đề kháng của cơ thể giúp khống chế được virút một phần.
Nhiễm viêm gan B mãn thể hoạt động (viêm gan siêu vi B mãn):
Bệnh nhân thường trên 30 tuổi, có triệu chứng như mệt mỏi, đau tức vùng gan, ăn kém, ngứa, da sậm màu hơn so với trước đây dù không đi nắng nhiều, xuất hiện các nốt đỏ ở da ngực, da lưng. Tuy nhiên cũng có một số bệnh nhân không triệu chứng, chỉ tình cờ phát hiện khi kiểm tra sức khỏe. Ở thể này virút có thể sinh sản nhiều, rất nhiều hoặc vừa phải nhưng quan trọng là virút bắt đầu tấn công gan, làm gan to ra, không còn mềm mại nữa và xét nghiệm có men gan tăng cao.
5 thắc mắc về viêm gan B nhiều người tự hỏi???
Bệnh viêm gan B lây qua đường nào; Phụ nữ mang thai có nên tiêm phòng không; Làm sao tránh lây nhiễm bệnh cho con?Viêm gan B (HBV) phổ biến như thế nào?
Là tình trạng nhiễm virus HBV ảnh hưởng đến 240 triệu người trên thế giới. Việt Nam nằm trong số các quốc gia có tỷ lệ lây nhiễm cao nhất.
Có nên tiêm phòng viêm gan B trong thời gian mang thai không?
Sự lây truyền HBV từ một người mẹ nhiễm bệnh sang cho con là đường lây rất phổ biến bên cạnh đường tình dục và tiêm chích. Những công dân sinh ra và sống trong khu vực Đông Nam Á được xem như là người có nguy cơ cao lây nhiễm HBV trong bất kỳ thời điểm nào. Văcxin viêm gan B an toàn và được khuyến cáo tiêm cho người mang thai ở bất kỳ thời điểm nào của thai kỳ.
Có thể xác định nhiễm HBV khi đang trong thai kỳ không?
Một số người nhiễm HBV có biểu hiện triệu chứng, tuy nhiên đa số thì không. Hiện đã có cách trị liệu hiệu quả giúp ngăn ngừa lây truyền từ mẹ sang con. Hiệp hội Sản phụ khoa Mỹ và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo nên xét nghiệm HBV cho phụ nữ mang thai và xác định số lượng virus, từ đó đưa ra chiến lược điều trị phù hợp.
Nguy cơ nào cho em bé nếu mẹ nhiễm viêm gan B?
Người mẹ bị nhiễm HBV cấp hay mạn tính mà không được điều trị, nguy cơ truyền virus cho em bé có thể lên đến 90% trong thời gian mang thai và khi sinh. Khi đã sử dụng những phương tiện điều trị phòng ngừa, nguy cơ này giảm thiểu chỉ còn khoảng 5%. Trong trường hợp em bé bị nhiễm bệnh từ mẹ, hậu quả sẽ rất nghiêm trọng. Trên 90% trẻ bị nhiễm HBV sẽ trở thành nhiễm trùng mạn tính là nguyên nhân chính của xơ gan và ung thư gan. Nhiễm HBV mạn tính còn ảnh hưởng đến sức khỏe thai nghén của người mẹ và em bé.
Bị viêm gan B khi mang thai, người mẹ nên làm gì để tránh lây nhiễm cho con?
Ngay trong 12 giờ đầu sau sinh, nếu bé được tiêm huyết thanh và văcxin viêm gan B kết hợp với điều trị cho người mẹ trong 3 tháng cuối thai kỳ (nếu có chỉ định) sẽ làm giảm nguy cơ mắc viêm gan B cho bé lên đến 85-95%. Trong trường hợp này, em bé vẫn được bú mẹ an toàn, vẫn có thể sinh thường bằng đường âm đạo nếu đúng chỉ định.
Nguồn: tại đây
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét