Thứ Hai, 15 tháng 5, 2017

Cập nhật phác đồ điều trị viêm gan B mạn tính hiệu quả nhất hiện nay

Cập nhật phác đồ điều trị viêm gan B mạn tính hiệu quả nhất hiện nay


Người mắc viêm gan B mạn tính sẽ được chỉ định phác đồ điều trị chỉ khi có đầy đủ các yếu tố sau:
  • Trường hợp 1: HBsAg (+), HBeAg (+), định lượng HBV-DNA trên 10^5 copies/ml, men gan cao gấp hơn 2 lần bình thường, kèm theo các triệu chứng lâm sàng như mệt mỏi, vàng da, rối loạn tiêu hóa, đau tức hạ sườn…

  • Trường hợp 2: HBsAg (+), HBeAg (-), định lượng HBV-DNA trên 10^4 copies/ml, men gan cao gấp 2 lần, đã có triệu chứng lâm sàng của bệnh.


Mục tiêu điều trị là phải ức chế được sự nhân lên của virus, làm giảm nồng độ virus trong máu, giảm các triệu chứng của bệnh, hạ men gan và quan trọng là phải chặn nguy cơ biến chứng xơ gan, ung thư gan. Tuy nhiên, tùy theo độ tuổi, thể trạng mà người bệnh sẽ được chỉ định những phác đồ điều trị phù hợp. Cụ thể:

Đối với bệnh nhân vừa mới được phát hiện chưa từng điều trị bằng thuốc chống virus HBV:
  • Người bệnh có thể lựa chọn một trong hai nhóm thuốc : Thuốc tiêm Peg-interferon alfa 2a, tiêm dưới da (bụng), với liều 180 µg/tuần trong 48 tuần, thuốc tiêm ưu tiên dùng cho phụ nữ trẻ muốn có con, nồng độ virus HBV DNA < 10^7 copies/ml hoặc do bệnh nhân yêu cầu.  Lựa chọn thứ hai là thuốc uống gồm Entecavir (ENT) liều 5mg/ngày, Tenofovir (TDF) liều 300mg/ngày (đâylà hai thuốc được ưu tiên hàng đầu do tỷ lệ kháng thuốc thấp), Lamivudine (LAM) liều 100mg/ngày, Telbivudine (LdT) liều 600mg/ngày, Adefovir (ADV) liều 10mg/ngày.

  • Thời gian điều trị: Với bệnh nhân có HBeAg (+), dùng thuốc kéo dài ít nhất 12 tháng, ngưng thuốc khi HVB DNA < 10^4 copies/ml và xuất hiện HBeAg (-) hoặc xuất hiện anti-HBe. Với bệnh nhân có HBeAg (-) thì thời gian điều trị sẽ khó xác định hơn vì ngừng thuốc rất dễ tái phát và có thể kéo dài đến khi mất HBsAg.Thuốc thường được dùng trong phác đồ điều trị viêm gan B

Thuốc thường được dùng trong phác đồ điều trị viêm gan B


Đối với bệnh nhân đã điều trị bằng thuốc kháng virus nhưng không đáp ứng:
  • Người bệnh đã dùng thuốc Adefovif 10m/ngày và/hoặc Lamivudine 100mg/ngày mà không đáp ứng (tức là sau 6 tháng dùng Lamivudine nồng độ HBV DNA > 10^3 copies/ml hoặc sau 1 năm dùng Adefovif có nồng độ HBV DNA > 10^6 copies/ml) hoặc nồng độ virus không thay đổi hoặc tăng trên 10 lần so với trước khi uống thuốc có thể được chỉ định dùng Lamivudine kết hợp Tenofovir.

Đối với người đã có biến chứng xơ gan còn bù:
  • Nếu nồng độ HBV DNA trên ngưỡng phát hiện có thể được chỉ định dùng thuốc tiêm Peg-interferon alfa 2a hoặc Interferon alfa cổ điển liều 5ml/ngày hoặc 10ml/lần, tuần 3 lần, tiêm 6-12 tháng. Nếu dùng thuốc sẽ là dùng Entercavir, Tenofivir với liều như trên.

Đối với bệnh nhân có biến chứng xơ gan mất bù:
  • Chống chỉ định dùng các loại thuốc tiêm, chỉ áp dụng phác đồ điều trị thuốc uống Entecavir, Tenofovir, điều chỉnh liều khi độ thanh thải Creatinin <50ml/phút.

Trẻ em trên 12 tuổi:
  • Phác đồ điều trị viêm gan B là dùng Lamivudine liều 3mg/ngày, không quá 100mg/ngày hoặc thuốc tiêm interferon alfa 2a không vượt quá 10 ml/lần, 3 lần/tuần.

Phụ nữ đang điều trị bằng thuốc uống và có thai:
  • Nên tiếp tục các thuốc cho phép như Tenofovir, Telbivudine. Không khuyến cáo dùng tiếp Adefovir, Lamivudine, Entecavir. Chống chỉ định dùng các loại thuốc tiêm cho phụ nữ có thai.

Trường hợp men gan tăng gấp trên 10 lần bình thường, nồng độ HBV DNA > 10^6 copies/ml, có tiền sử gia đình liên quan đến virus viêm gan C:
  • Nếu bệnh nhân chấp nhận tuân thủ điều trị lâu dài, cần cân nhắc áp dụng thuốc kháng virus. Nên xem xét sinh thiết gan, đo mức độ tổn thương gan, hoặc các xét nghiệm đánh giá mức độ xơ hóa để quyết định phác đồ điều trị viêm gan B chuẩn nhất.


Bên cạnh điều trị đặc hiệu, bệnh nhân cũng được chỉ định đi khám định kỳ 3-6 tháng/lần, hạn chế tối đa thuốc chuyển hóa tại gan, kiêng hoàn toàn rượu bia, có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, tránh lao động nặng, chế độ dinh dưỡng cân bằng, khoa học, hạn chế đồ khó tiêu, nhiều dầu mỡ, tăng cường rau xanh, hoa quả nhiều vitamin C, E.

Phác đồ điều trị bằng tây tới nay chỉ đặt ra mục tiêu làm giảm nồng độ virus trong máu, ức chế sự nhân lên và tấn công tế bào gan của virus. Tuy nhiên, tác dụng của chúng có thể khác nhau tùy cơ địa của người dùng. Hơn nữa vì chỉ ức chế được virus nên phải dùng thuốc kéo dài nhiều năm nhiều tháng , có thể xảy ra tình trạng kháng thuốc của virus, tình trạng gặp tác dụng phụ không mong muốn cũng khá phổ biến. Và nan giải nhất là giá thành của các loại thuốc tây này đều đắt đỏ so với mức thu nhập của người Việt.

Vì thế, từ vài năm trở lại đây, nhằm giảm tải áp lực điều trị cho người bệnh, nhiều chuyên gia gan mật tại các bệnh viện lớn đã áp dụng phác đồ điều trị tây y kết hợp sử dụng Cà gai leo. Việc áp dụng phác đồ này là một thành tựu vô cùng đáng ghi nhận bởi lần đầu tiên có một cây thuốc có thể làm âm tính virus viêm gan, ngăn ngừa biến chứng xơ gan của bệnh trước sự ngỡ ngàng của cả ngành y dược.  Tính đến thời điểm hiện tại, đây là cây thuốc duy nhất được nghiên cứu bài bản bằng hàng trăm công trình khoa học từ cấp nhà nước đến cấp cơ sơ, được bào chế và chứng minh có hiệu quả rõ rệt trong hỗ trợ điều trị viêm gan virus B.  

cà gai leo


Trong báo cáo kết quả nghên cứu tại Viện dược liệu Trung ương, thử nghiệm lâm sàng trên bệnh nhân viêm gan B mạn thể hoạt động do BS. Trịnh Thị Xuân Hòa thực hiện tại BV Quân y 103 đã kết luận thuốc từ Cà gai leo giúp làm giảm nhanh các triệu chứng lâm sàng của bệnh, men gan transaminase và billirubin về ngưỡng cho phép sau 2 tháng. Sau 3 tháng dùng Cà gai leo, hầu hết đều giảm nồng độ virus trong máu, hơn 60% người bệnh có nồng độ virus dưới ngưỡng phát hiện, tỷ lệ âm tính với HBsAg đạt 23,3%. Thầy thuốc nhân dân, GS.TS Nguyễn Văn Mùi (Nguyên PGĐ Học viện Quân y 103) cũng không khỏi ngạc nhiên với kết quả này: "Riêng việc điều trị bệnh viêm gan B mạn tính hoạt động thì Cà gai leo thể hiện sự ưu việt tuyệt đối so với tất cả các dược liệu tốt cho gan được biết đến từ trước đến nay. Người bệnh đều hết các triệu chứng lâm sàng chỉ sau 2-3 tháng điều trị."

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét