Thứ Sáu, 30 tháng 6, 2017

Chẩn đoán và điều trị viêm gan B mạn

Chẩn đoán và điều trị viêm gan B mạn


Chuẩn đoán và điều trị viêm gan B mạn để phát hiện và khắc phục sớm các tình trạng bệnh tránh để các hậu quả đáng tiếc xảy ra. Khi bị viêm gan B chúng ta vội chán nản, và lo lắng quá nên đi khám để xem bệnh ở thể cấp tính hay mạn tính, nếu ở thế cấp tính thì cần áp dụng một số biện pháp để đưa về âm tính hoàn toàn.

1. Chẩn đoán viêm gan B mạn: Dựa vào 3 yếu tố:
  • Dịch tễ

  • Tiền căn gia đình: có mẹ bị nhiễm siêu vi viêm gan B.

  • Tiền căn cá nhân: có quan hệ tình dục không bảo vệ, dùng chung kim tiêm, thủ thuật xuyên qua da, truyền máu của người nhiễm HBV.

  • Lâm sàng

  • Chán ăn, mệt mỏi, đau hạ sườn phải hoặc không có triệu chứng.

  • Cận lâm sàng

  • AST (SGOT), ALT (SGPT) gia tăng và kéo dài > 6 tháng.

  • HBsAg (+) và kéo dài > 6 tháng hoặc Anti-HBc IgG (+) hoặc Anti-HBc IgM (-).

  • HBeAg (+) hoặc (-).


 

2. Điều trị

chan-doan-va-dieu-tri-viem-gan-b-man-2
Chỉ định điều trị đặc hiệu: Cần đủ 2 tiêu chuẩn
- Bệnh viêm gan B mạn đang tiến triển với AST, ALT > 2 lần ULN liên tục hay từng đợt kéo dài trên 6 tháng và/hoặc có bằng chứng gan đang tổn thương tiến triển, tăng độ xơ hóa. Có thể dựa vào sinh thiết gan hoặc đo độ đàn hồi gan (tăng trên 6 kPa giữa 2 lần đánh giá hoặc lần đầu > 11 kPa), fibrotest, chỉ số xơ hóa, …
- Siêu vi đang tăng sinh được xác định trong 2 trường hợp sau:
+ HBsAg (+), HBeAg (+) và HBV DNA (+) ≥ 105 copies/ml (20.000 IU/ml)
+ Hoặc HBsAg (+), HBeAg (-) và HBV DNA (+) ≥ 104 copies/ml (2.000 IU/ml).
Dựa vào sự tăng sinh của HBV và khả năng bị đột biến, để thuận tiện cho việc điều trị, có thể chia ra làm 2 loại VGSV B mạn: VGSV B mạn với HBeAg (+) và VGSV B mạn với HBeAg (-).

 

3. Điều trị dự phòng

Dự phòng lây truyền HBV từ mẹ sang con
  • Trẻ sinh ra từ mẹ nghiễm HBV cần được tiêm chủng sau sinh với HBIG (kháng thể kháng HBV) và vắc xin ngừa HBV, tốt nhất vào 12 giờ sau sinh.

  • Trường hợp mẹ bị nhiễm HBV với nồng độ cao (HBV DNA > 106 copies/ml) hoặc HBeAg dương, cần được tư vấn và điều trị dự phòng lây truyền với Tenofovir, từ tuần 28 của thai kỳ và duy trì 1-3 tháng sau sinh. Theo dõi sát mẹ sau khi ngưng thuốc dự phòng vì có thể xuất hiện viêm gan bùng phát.

  • Có thể cho bé đã tiêm chủng sau sinh bú mẹ.


Dự phòng viêm gan siêu vi B bùng phát khi điều trị hóa trị liệu hoắc thuốc ức chế miễn dịch (UCMD) cho người nhiễm HBV
  • Tất cả BN nhiễm HBV khi bị hóa trị liệu hoặc điều trị ức chế miễn dịch (UCMD) điều có nguy cơ tái hoạt HBV. Cần xét nghiệm HBsAg hoặc Anti-HBc IgG (nếu HBsAg âm) trước điều trị UCMD, hóa trị liệu, để xác định tình trạng nhiễm HBV và xem xét điều trị dự phòng viêm gan B mạn bùng phát bằng thuốc kháng virus (ETV, TDF hoặc LAM).

  • Thời gian: tiếp tục ít nhất 12 tháng sau khi ngưng trị liệu UCM, hóa trị liệu.


Ngoài ra bạn không chỉ dụng nguyên các loại thuốc điều trị, nên sử dụng thêm các thực phẩm chức năng để tăng cường hỗ trợ chức năng gan như trà Cà gai leo Thanh Ngọc với nguồn gốc thảo dược đem lại hiệu quả tốt cho người sử dụng.

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét