Những cây thuốc quý chữa bệnh gan
Với sự phát triển của nền y học hiện đại, các bệnh về gan không còn là mối nguy hại với nhiều người chúng ta. Tuy nhiên không phải ai cũng có thể tiếp cận được với những phương pháp điều trị bệnh gan tốn kém, nhất là trong thời điểm hiện nay khi các bệnh viêm gan, xơ gan, ung thư gan trở nên phổ biến.
Có nhiều cây thuốc chữa bệnh gan hiệu quả. (Ảnh minh họa)
Gan là nội tạng lớn nhất trong cơ thể con người, đảm nhận nhiều chức năng quan trọng như điều hành các phản ứng sinh hóa, lọc thải chất độc và cung cấp các chất cần thiết tham gia vào quá trình tiêu hóa của cơ thể. Nếu gan bị tổn thương thì chắc chắn sức khỏe của bạn cũng bị ảnh hưởng nặng nề.
Trong dân gian có rất nhiều cây thuốc nam được biết đến với tác dụng bảo vệ gan, tốt cho những người bệnh gan như cà gai leo, cỏ mần trầu, chó đẻ răng cưa, cây vọng cách. Dùng các loại cây này thường xuyên không những mang lại hiệu quả trong việc hỗ trợ các bệnh lý về gan mà còn rất an toàn và tiết kiệm chi phí. Dưới đây là một số thông tin về các cây thuốc này.
1 Cà gai leo
Cà gai leo hay gọi là cà gai dây, cà vạnh, cà quýnh... có tên khoa học là Solanum procumbens Lou, vốn là loài thực vật mọc hoang ở khắp mọi nơi trong tự nhiên, từ vùng núi thấp đến trung du và đồng bằng ven biển.
Từ lâu trong dân gian, cà gai leo đã được dùng trong các trường hợp chữa các bệnh về gan như: nóng gan, gan yếu, mẩn ngứa, viêm gan... và được biết đến công dụng giải rượu hữu hiệu của người dân Tây Bắc
- Chữa viêm gan, xơ gan, hỗ trợ chống tế bào gây ung thư: cà gai leo (thân, rễ, lá) 30g, cây dừa cạn 10g, cây chó đẻ răng cưa (diệp hạ châu) 10g. Tất cả sao vàng, sắc uống hằng ngày một thang.
- - Làm giải rượu: theo kinh nghiệm dân gian, cà gai leo dùng chữa ngộ độc rượu rất tốt. 100g cà gai leo khô sắc với 400ml nước còn 150ml, uống trong ngày, nên uống khi thuốc còn ấm. Hoặc 50g cà gai leo khô hãm với nước sôi, cho người say rượu uống thay nước. Dùng đến khi tỉnh rượu. Các bài thuốc trên sẽ nhanh chóng giúp tỉnh rượu, bảo vệ tốt tế bào của gan. Theo kinh nghiệm dân gian tác dụng bảo vệ tế bào gan mạnh đến nỗi khi uống rượu chỉ cần chà răng hoặc nhấm rễ cà gai leo thì sẽ tránh được say, nếu bị say thì uống nước sắc của rễ hoặc thân lá sẽ nhanh chóng tỉnh rượu.
- - Hỗ trợ điều trị các bệnh về gan (viêm gan B, xơ gan...): 35g rễ hoặc thân lá cà gai leo, sắc với 1 lít nước, còn 300ml chia uống 3 lần trong ngày, giúp hạ men gan, và giải độc gan rất tốt.
Từ những năm 1980, Cà gai leo đã được nghiên cứu bài bản, kĩ lưỡng với 4 luận án tiến sĩ, 2 đề tài cấp nhà nước và hàng trăm công trình nghiên cứu khác. Cà gai leo cũng là dược liệu duy nhất được thử nghiệm lâm sàng trên bệnh nhân viêm gan B mạn tính thể hoạt động tại các bệnh viện Quân y 103, viện Quân đội Trung ương 108, viện Dược liệu Trung ương cho kết quả rất đáng khích lệ.
Cụ thể, Cà gai leo là dược liệu duy nhất được chứng minh có tác dụng ngăn chặn xơ gan rõ rệt thông qua việc ức chế sự tạo thành các sợi collagen. Đây cũng là dược liệu duy nhất đã được bào chế và kiểm chứng có hiệu quả điều trị lâm sàng trên bệnh nhân viêm gan B mạn tính thể hoạt động, làm giảm các triệu chứng lâm sàng của bệnh như chán ăn, mệt mỏi, vàng da, đau tức hạ sườn phải, táo bón..., thậm chí đã ghi nhận trường hợp âm tính với virus.
Cây chó đẻ
Cây chó đẻ có răng cưa có tên là chó đẻ bởi vì đây là loài cây chó sau khi đẻ rất thích ăn. Tên gọi khác của cây trong Đông y còn là cây diệp hạ châu, trân châu thảo, diệp hòe thái, lão nha châu…
Cây chó đẻ có vị ngọt hơi đắng, có tác dụng tiêu độc, lợi tiểu, thông huyết, điều kinh, sát trùng, thanh nhiệt. Các nhà khoa học đã tìm ra axit phenoti và flavonoid trong chó đẻ có tác dụng diệt khuẩn rất hiệu quả.
Cây thường được sử dụng toàn bộ để giảm đau, thông tiểu, cam tích, phù thũng do viêm thận, viêm ruột tiêu chảy, sưng họng đau. Đối với bệnh gan, cây chó đẻ là loại thảo dược không thể thiếu trong các bài thuốc chữa viêm gan, viêm gan do virus B. Ngoài ra cây còn có tác dụng bảo vệ gan cho những người uống rượu bia nhiều, thanh lọc cơ thể, giảm nguy cơ nhiễm độc của gan.
Cây kế sữa
Cây kế sữa (hay còn gọi là cúc gai) được sử dụng rất phổ biến tại Mỹ và châu Âu để chăm sóc sức khỏe, phòng ngừa bệnh tật. Nhân tố chính khiến cây kế sữa có công dụng kỳ diệu đến vậy chính là do chất Silymarin có chứa trong cây.
Silymarin góp phần củng cố cấu trúc màng tế bào gan, làm cho một số loại chất độc không xâm nhập được vào gan. Chất chứa trong cây kế sữa này giúp đẩy nhanh quá trình tái tạo tế bào mới ở gan. Hiện Silymarin đang được dùng để hỗ trợ điều trị các trường hợp nhiễm độc, viêm gan mạn, xơ gan, gan nhiễm mỡ hoặc nhiễm độc do rượu.
Silymarin đã được các nhà khhoa học chứng minh có thể phục hồi gan khi đã bị nhiễm độc do rượu, thuốc, và các chất độc khác.
Cỏ mần trầu
còn có tên gọi khác là Cỏ vườn trầu, Cỏ màn trầu, Cỏ dáng - Eleusine indica (L.) Gaertn., thuộc họ Lúa - Poaceae.
- Mô tả: Cây thảo sống hằng năm, cao 15-90cm, có rễ mọc khỏe. Thân bò dài ở gốc, phân nhánh, sau mọc thẳng đứng thành bụi. Lá mọc so le, hình dải nhọn. Cụm hoa là bông xẻ ngón có 5-7 nhánh dài mọc tỏa tròn đều ở đầu cuống chung và có 1-2 nhánh xếp thấp hơn ở dưới, mỗi nhánh mang nhiều hoa. Quả thuôn dài, gần như có ba cạnh. Cây ra hoa từ tháng 3-11.
- Bộ phận dùng: Toàn cây -Herba Eleusinis Indicae.
- Nơi sống và thu hái: Loài cổ nhiệt đới, mọc phổ biến ở nhiều nơi, thường gặp ở bờ ruộng, ven đường, bãi hoang. Thu hái cây vào mùa khô, rửa sạch, dùng tươi hay phơi khô.
- Tính vị, tác dụng: Cỏ mần trầu có vị ngọt hơi đắng, tính bình, có tác dụng hạ nhiệt, làm ra mồ hôi, tiêu viêm, trừ thấp, cầm máu, tán ứ, làm mát gan.
- Chữa viêm gan vàng da: Liều dùng 16-20g dạng thuốc sắc hoặc hoàn tán; thường phối hợp với các vị thuốc khác.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét