Con em bị viêm gan B do những nguyên nhân hết sức ngớ ngẩn, các chị chớ xem thường
Viêm gan B là một bệnh truyền nhiễm do virus viêm gan HBV gây ra, bệnh truyền nhiễm chủ yếu theo đường máu, lây từ mẹ sang con và đường t.ì.n.h d.ụ.c. Bệnh được chia làm 2 loại : viêm gan B cấp tính và viêm gan B mãn tính.
Bệnh viêm gan B cấp tính là khi virus viêm gan B chỉ tồn tại trong cơ thể trong một thời gian ngắn dưới 6 th.á.n.g và đặc biệt là có thể chữa trị được dứt điểm.
Khác với viêm gian B cấp tính, viêm gan B mãn tính là virus viêm gan B tồn tại trong cơ thể người hơn 6 th.á.n.g. Tuy nhiên, phần lớn bệnh nhân viêm gan B mãn tính lại không có triệu chứng gì đặc biệt hoặc nếu có cũng rất mơ hồ vì thế mà người bệnh không hề hay biết. Bệnh viêm gan B mãn tính thường để lại các biến chứng rất nguy hiểm gây ảnh hưởng đến gan và thiệt hại nặng nề cho các tế bào gan. Đây là một căn bệnh phổ biến và gây tử vong cao trên toàn thế giới.
Một số mẹ hay lầm tưởng là chỉ cần làm những xét nghiệm trong giai đoan mang thai và trước khi sinh thì có thể yên tâm nhưng không hề biết là virus HBV có thể lây nhiễm cả trong quá trình sinh đẻ. Sản dịch, máu của mẹ bị viêm gan, dụng cụ y khoa không đảm bảo có thể lây nhiễm virus HBV cho trẻ khi mới lọt lòng.
Đối với trẻ sơ sinh để giảm thiểu nguy cơ truyền nhiễm virus từ mẹ sang con thì nên cho trẻ tiêm ngừa vắc xin viêm gan B trong vòng 24 giờ đầu sau sinh. Những trường hợp bé chưa được tiêm sau sinh vì những yếu tố khách quan thì ngay khi có điều kiện phù hợp, gia đình nên cho bé đi tiêm ngừa sớm nhất có thể để giúp cơ thể hình thành các kh.á.n.g thể bảo vệ trẻ khỏi virus.
Những người mẹ nhiễm viêm gan B vẫn có thể cho con bú nếu con được tiêm ngừa vắc xin đầy đủ, tuy nhiên nếu đầu vú bị nứt nẻ, chảy máu thì nên ngừng ngay và cho bú bình. Những trẻ không may bị nhiễm virus HBV là do không được tiêm chủng đầy đủ hoặc bị phơi nhiễm trước khi tiêm chủng.
Theo thống kê thì khoảng 90% trẻ em bị nhiễm bệnh trong thời kỳ sơ sinh và 25 – 50% số trẻ em bị nhiễm bệnh trong thời thơ ấu (trước 5 tuổi) sẽ phát triển thành mãn tính. Chỉ 5 đến 10% những người bị nhiễm HBV trong độ tuổi thiếu niên hoặc tuổi trưởng thành mới dẫn đến mãn tính.
Mặc dù hầu hết các trẻ bị lây nhiễm viêm gan B mãn tính trong thời thơ ấu thường không có biểu hiện, cũng như biến chứng nặng. Tuy nhiên khi đến tuổi trưởng thành thì những biến chứng nghiêm trọng rất có nguy cơ xảy đến bao gồm cả xơ gan và ung thư tế bào gan.
Viêm gan B là một căn bệnh nguy hiểm chiếm tỷ lệ tử vong cao, đối với trẻ em viêm gan B là cơn ác mộng bởi nếu không kịp thời điều trị thì rất có khả năng dẫn đến viêm gan mãn tính khi đến độ tuổi trưởng thành.
Để phòng tránh khả năng lây nhiễm cho con từ mẹ thì các mẹ đang có thai nên theo dõi làm xét nghiệm định kì theo chỉ định của bác sĩ. Những trẻ bị nghi nhiễm viêm gan B nên làm các xét nghiệm xác định xem là bị virus HBV mãn tính hay cấp tính. Nếu là virus HBV mãn tính thì nên giám sát thường xuyên đối với tiến triển của bệnh bao gồm: khám lâm sàng và đánh giá các xét nghiệm huyết thanh của ALT, AFP, HBsAg, HBeAg, anti-HBe và DNA HBV. Ngoài ra, một bảng xét nghiệm đầy đủ chức năng gan và tiểu cầu cần được kiểm ra định kỳ để tầm soát và điều trị kịp thời.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét