Hiểu định lượng virus viêm gan B để biết khi nào cần dùng thuốc
Do không có kiến thức chuyên môn nên rất nhiều người khi mắc phải bệnh viêm gan B thường hay thắc mắc không biết định lượng virus viêm gan B khi nào cần dùng thuốc để hạn chế tác hại của virus tới sức khỏe. Trên thực tế bệnh viêm gan B không phải trường hợp nào cũng dùng thuốc, nếu như dùng không đúng cách có thể làm virus hoạt động mạnh hơn sẽ vô cùng khó chữa. Chính vì vậy mà một số trường hợp định lượng và dùng thuốc viêm gan B hiệu quả mà các bạn nên biết như sau!
1. Các chỉ số quan trọng phải biết
- HBV-DNA: Là phần nhân của virus viêm gan B. Xét nghiệm HBV-DNA có ý nghĩa là xem trong máu có mang virus hoàn chỉnh (gồm nhân và vỏ) hay không. HBV-DNA phản ánh sự sao chép của virus và cho biết số lượng hạt virus tồn tại trong máu.
- HBsAg: Là kháng nguyên bề mặt virus HBV. Để kết luận có bị viêm gan B hay không phụ thuộc vào xét nghiệm HBsAg. Bởi không ít người bệnh viêm gan B mạn dù có nồng độ HBV-DNA trong máu thấp, thậm chí dưới ngưỡng phát hiện nhưng vẫn tiến triển thành biến chứng xơ gan, ung thư gan. Nếu HBsAg (+) nghĩa là đã mắc viêm gan B, nếu HBsAg (-) là không bị viêm gan B.
- HBeAg: là kháng nguyên nội sinh của virus HBV, là một dạng protein do các tế bào HBV tiết ra. Sự có mặt của kháng nguyên này (HBeAg (+)) chứng tỏ là bạn đang có nồng độ virus trong máu cao và rất dễ lây truyền cho người khác. Nếu HBeAg âm tính (HBeAg (-)) thì nồng độ virus trong máu thấp hoặc virus đang trong giai đoạn nằm yên, không nhân bản sao chép và nguy cơ lây nhiễm cho người khác thấp.
- Các chỉ số men gan: Như ALT, AST cho biết mức độ tổn thương gan do virus gây ra.
Vậy định lượng virus viêm gan B mức nào là nghiêm trọng?
Từ việc phân loại các chỉ số trên, bác sỹ sẽ chia ra làm hai trường hợp để người bệnh tiện theo dõi sự tiến triển của bệnh:
a. Trường hợp không cần dùng thuốc:
- Khi HBsAg (+) nhưng HBeAg (-), định lượng virus viêm gan B HBV-DNA trên 10^4 cop/ml, chỉ số men gan ALT/AST dưới 40 UI/ml, siêu âm thấy gan chưa bị hoại tử là lúc này virus không hoạt động nên không cần điều trị bằng thuốc.
b. Trường hợp nghiêm trọng phải điều trị bằng thuốc
- Khi xét nghiệm kháng nguyên bề mặt HBsAg (+) và kháng nguyên nội sinh HBeAg (+), định lượng HBV-DNA trên 10^5 cop/ml, men gan tăng gấp hơn 2 lần bình thường, siêu âm thấy gan bị hoại tử, kèm theo các triệu chứng lâm sàng mệt mỏi, chán ăn, vàng da vàng mắt, đau tức hạ sườn phải… thì kết quả này cho biết virus đang nhân lên cần phải dùng thuốc ngay. Thuốc sẽ được kê đơn sao cho thích hợp nhất với mức độ bệnh tình và thể trạng của người bệnh.
- Ngoài ra, trường hợp HBsAg (+), HBeAg (-), định lượng virus viêm gan B HBV-DNA trên 10^4 cop/ml tuy virus chưa hoạt động nhưng men gan cao gấp 2 lần, đã có triệu chứng lâm sàng thì vẫn phải điều trị theo phác đồ chỉ định của bác sỹ. Điều này cho biết người bệnh đã từng mắc viêm gan B mạn tính, virus đã hoạt động nhưng sau đó không hoạt động nữa. Trường hợp này cần dùng thuốc giảm triệu chứng, giảm men gan chứ không cần dùng thuốc ức chế sự nhân lên của virus.
2. Người viêm gan B cần phải làm gì để kiểm soát được bệnh?
Khi đã hiểu rõ định lượng virus viêm gan B, người bệnh cần xác định rõ một khi đã mắc virus viêm gan B là phải sống chung với nó suốt đời. Cho nên kể cả chưa cần dùng thuốc hay phải dùng thuốc thì mục tiêu là phải kiểm soát và đẩy lùi định lượng virus viêm gan B về mức dưới 10^4 cop/ml (dưới ngưỡng phát hiện), đồng thời HBeAg về âm tính, men gan dưới 40 UI/ml.
Muốn làm được điều này, đối với người phải điều trị bằng thuốc, phải tuyệt đối tuân thủ phác đồ của bác sỹ, tái khám theo chỉ dẫn, bất kỳ hành động bỏ dở điều trị giữa chừng nào cũng sẽ khiến không kiểm soát được lượng virus, làm bệnh tiến triển nặng và có nguy cơ biến chứng xơ gan, ung thư gan. Với người không phải điều trị bằng thuốc, tuyệt đối không chủ quan, cần đi khám định kì 3-6 tháng/lần để kiểm soát tình trạng bệnh.
Phải tuyệt đối tuân thủ phác đồ của bác sỹ, tái khám theo chỉ dẫn
Ngoài ra, việc thay đổi chế độ sinh hoạt, ăn uống là rất quan trọng, giúp giảm bớt gánh nặng cho gan, ngăn ngừa tình trạng bệnh chuyển biến xấu khó kiểm soát. Người bệnh cần kiêng hoàn toàn rượu bia, thuốc lá, không thức khuya, hạn chế tối đa đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ ăn cay nóng, nhiều chất bảo quản. Nên ăn nhiều hoa quả, rau củ chứa vitamin C, sử dụng đồ ăn luộc, hấp với các loại thực phẩm nhiều protein. Vận động nhẹ nhàng, phù hợp với thể trạng. Việc sử dụng các thuốc cảm cúm, ho, thuốc tiêu hóa, thuốc tây điều trị bệnh khác nói chung cần hỏi ý kiến bác sỹ, không tùy tiện sử dụng.
Thêm vào đó, người mắc virus viêm gan B có thể tham khảo sử dụng thảo dược Cà gai leo. Đây là dược liệu được các chuyên gia gan mật khuyên dùng bởi tính chất trị bệnh gan của nó hiệu quả không hề thua kém thuốc tân dược. Cà gai leo làm được điều mà người mắc virus viêm gan B nào cũng cần, đó là có khả năng tiêu diệt mạnh virus, đưa virus trở về âm tính, đồng thời còn giúp tăng cường chức năng giải độc của gan, hạ men gan nhanh, bảo vệ gan và ngừa biến chứng tiến triển thành xơ gan.
- Cà gai leo với hoạt chất đặc biệt glycoalkaloid có tác dụng rõ rệt trên bệnh viêm gan virus B. Kết quả thử nghiệm lâm sàng của BS. Trịnh Thị Xuân Hòa tại BV Quân y 103 cho thấy bệnh nhân viêm gan B mạn tính thể hoạt động sử dụng sản phẩm chiết xuất từ Cà gai leo sau 2 tháng đã cải thiện đáng kể các triệu chứng mệt mỏi, chán ăn, vàng da vàng mắt, men gan trở về ngưỡng an toàn. Sau 3 tháng dùng Cà gai leo, đa số bệnh nhân khi định lượng virus viêm gan B đều giảm nồng độ virus trong máu, cá biệt có một vài trường hợp âm tính với virus.
- Hoạt chất glycoalkaloid trong Cà gai leo cũng được Viện Dược liệu Trung ương làm sáng tỏ tác dụng ngăn chặn xơ gan tiến triển và làm giảm tình trạng xơ gan giai đoạn đầu qua các công trình nghiên cứu năm 1987 – 2000.
- Cà gai leo còn giúp giải độc và bảo vệ các tế bào gan khỏi những tác nhân có hại từ môi trường sống nên giúp người bệnh viêm gan B tăng cường chức năng gan, hạn chế tổn thương gan hiệu quả.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét