Âm tính với virus viêm gan có cần điều trị nữa không?
Ở nước ta tỉ lệ người bị nhiễm virut viêm gan B (HBV) chiếm tỷ lệ rất cao, khoảng 10-15 triệu người. Hiện nay, chưa có thuốc điều trị khỏi hoàn toàn viêm gan virus B. Mục tiêu cao nhất của việc điều trị là đưa các xét nghiệm liên quan đến virus về tình trạng âm tính, duy trì cuộc sống bình thường cho người bệnh.
Thế nào là âm tính viêm gan virus?
Chúng ta được kết luận nhiễm virus viêm gan B thông qua xét nghiệm HbsAg. HBsAg là kháng nguyên bề mặt của HBV, là dấu ấn xác nhận cơ thể đang mang virus HBV.
HBsAg xuất hiện trong huyết thanh 1-10 tuần sau khi tiếp xúc cấp với HBV, xuất hiện trước khi có triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng.Những người bị nhiễm virus viêm gan trải qua hai thời kì: cấp tính và mạn tính.
Cấp tính: thời gian ủ bệnh từ 1-6 tháng. Một số bệnh nhân có cảm giác như bị cảm nhẹ, đôi khi không biết mình bị HBV. Một số khác bị vàng da, mệt mỏi, đau nhức, buồn ói, chán ăn, sốt nhẹ, , đau bụng (dưới sườn bên phải). Những trường hợp bị viêm nặng sẽ đưa đến gan to, ngầy ngật, khó ngủ, mê muội, lãng trí hoặc bất tỉnh.
Mạn tính: HbsAg dương tính kéo dài trên 6 tháng thì được kết luận là viêm gan mạn. Phần lớn bệnh nhân cảm thấy hoàn toàn bình thường. Một số bị viêm mạn tính nặng thì tiếp tục bị các triệu chứng viêm cấp như mệt mỏi, chán ăn, đau bụng, và suy gan.
Một người được xác định âm tính với virus viêm gan B khi xét nghiệm HbsAg âm tính.Điều này xảy ra trong một số trường hợp sau :
- Người này chưa từng mang virus viêm gan B.
- Đối với bệnh nhân đã từng nhiễm virus viêm gan B cấp tính, HBsAg sẽ biến mất sau 4-6 tháng tức là bệnh nhân phục hồi sau giai đoạn nhiễm cấp.
- Những người nhiễm HBV mạn, sau một thời gian điều trị và virus trở về âm tính
Âm tính với virus viêm gan B có cần điều trị nữa không?
Với những người âm tính với HbsAg do chưa từng bị nhiễm virus viêm gan B thì nên tiêm phòng để tránh lây nhiễm từ những người mang virus xung quanh như bạn đời, những người chung sống, do truyền máu, chạy thận nhân tạo, hoặc từ nhân viên y tế trong quá trình phẫu thuật, khám nha khoa...
Với những người đã nhiễm virus viêm gan B, dù đã âm tính nhưng cơ thể người bệnh vẫn mang virus viêm gan B nếu chưa thấy xuất hiện kháng thể anti HbsAg thì virus vẫn còn tồn tại trong cơ thể, tuy nhiên với số lượng rất ít. Lúc này có thể coi người bệnh khỏe mạnh hoàn toàn, không cần sử dụng thuốc tây điều trị nhưng vì virus vẫn tồn tại trong cơ thể nên vẫn có nguy cơ virus sinh sôi trở lại. Do vậy, cần có biện pháp bảo vệ gan hằng ngày, kìm hãm virus sinh sôi trở lại. Trong những trường hợp này, người bệnh được khuyên sử dụng thảo dược vừa giúp ức chế virus vừa bảo vệ gan an toàn, dùng được lâu dài, trong đó tiêu biểu là cây cà gai leo.
Dù đã âm tính nhưng người bệnh cần duy trì để virus không tái hoạt động bằng cách dùng Cà gai leo
Cây Cà Gai leo là dược liệu đầu tiên và duy nhất cho đến thời điểm hiện tại được chứng minh có hiệu quả điều trị tích cực trên bệnh nhân viêm gan virus, đặc biệt là viêm gan B mạn tính thể hoạt động. Các đề tài luận án tiến sĩ của các bác sỹ tại Bệnh viện Trung ương quân đội 108, Bệnh viện Quân y 103 thử nghiệm lâm sàng trên bệnh nhân viêm gan virus B mạn tính thể hoạt động cho thấy người bệnh sau khi sử dụng thuốc chiết xuất từ cà gai leo đều cải thiện rõ rệt tình trạng bệnh, virus viêm gan bị ức chế và dần về ngưỡng dưới phát hiện, thậm chí ghi nhận một vài trường hợp âm tính với virus HBV. Các bệnh nhân đều không gặp bất cứ tác dụng không mong muốn nào. Đây là tín hiệu rất đáng mừng khi mà các loại thuốc chữa viêm gan B đang lưu hành có nhiều tác dụng phụ và chi phí điều trị rất đắt đỏ, không đáp ứng được với điều kiện sống của phần đông người bệnh.
Hiện nay, các nhà khoa học còn nghiên cứu kết hợp Cà gai leo với Diệp hạ châu. Sự kết hợp này đã phát huy công dụng quý của cả hai thảo dược này: Không những giúp giải độc gan, hỗ trợ điều trị viêm gan vi rút, men gan cao, xơ gan mà còn giúp giảm triệu chứng nhanh hơn, người bệnh hồi phục tốt hơn, đặc biệt là nam giới sẽ cải thiện được chức năng sinh lý rõ rệt (vốn thường gặp ở những bệnh nhân gan). Đây được xem như là một hướng đi mới trong việc áp dụng điều trị viêm gan B tại Việt Nam.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét