Trẻ không tiêm văcxin viêm gan B, lớn có nguy cơ bị xơ gan
Nếu không được tiêm văcxin, hơn 60.000 em bé sinh ra từ các bà mẹ bị viêm gan virus B sẽ bị viêm gan mãn tính.
Việt Nam là một trong số nước có tỷ lệ bị nhiễm viêm gan b (HBV) cao vào bậc nhất của thế giới. Trong khoảng 5 năm trở lại đây, chúng ta có thêm nhiều thuốc chữa viêm gan virut B mạn. Bên cạnh đó cũng xuất hiện sự kháng thuốc, xuất hiện nhiều chủng kháng thuốc đột biến gene... nên phương pháp điều trị, dùng thuốc, chăm sóc có một số thay đổi
Trường hợp cần dùng thuốc: Đối với các trường hợp có biểu hiện viêm gan B rõ như vàng mắt, vàng da, mệt mỏi chán ăn kết hợp với kết quả xét nghiệm có kháng nguyên bề mặt HBsAg dương tính (chứng tỏ có virut), kháng nguyên nội sinh HBeAg dương tính (chứng tỏ virut đang sinh sôi), enzym gan ALT-alanin aminotranferase tăng gấp 2 lần trở lên và HBVDNA (xét nghiệm để xác định máu có mang virut hoàn chỉnh hay không) lớn hơn 2x103 IU/ml.
Trường hợp chưa và không cần dùng thuốc: Người lành mang mầm bệnh thì không cần dùng thuốc. Người “dung nạp được miễn dịch”, người bệnh đã từng bị viêm gan B mạn, virut từng kích hoạt âm thầm, sau đó ngừng kích hoạt gọi là người viêm gan B không hoạt tính thì chưa cần dùng thuốc. Tuy nhiên, các trường hợp này phải theo dõi chặt chẽ bằng cách khám lâm sàng, xét nghiệm định kỳ, khi cần thiết phải có biện pháp can thiệp ngay.
Nhóm thuốc điều hòa miễn dịch: Bao gồm thuốc interferon alpha và pegylated Interferon ( P.IFN) có khả năng tăng cường miễn dịch và kháng virut nhưng khi dùng, một số người bệnh có thể gặp các triệu chứng như sốt, rụng tóc, mệt... đối với thuốc interferon alpha và hội chứng giả cúm, chán ăn, sụt cân, da khô, rụng tóc, ngứa, ho... đối với pegylated Interferon (P.IFN).
Nhóm Nucleos/tides (Nucs): Bao gồm các thuốc lamivudin, adefovir, entecavi, telbivudin, tenofovir. Thuốc có khả năng kháng virut, khi dùng đủ liệu trình thì dấu hiệu lâm sàng mất đi, ALT trở về bình thường, lượng virut (HBVDNA) giảm, hình ảnh mô học gan cải thiện. Tuy nhiên, cần chú ý thuốc lamivudin hiện nay tỷ lệ kháng lên tới 70% (lamivudin bị kháng thuốc theo kiểu gene) nên không được ưa dùng nhiều. Thuốc tenofovir là thuốc mới nhất và chưa bị kháng thuốc.
Dùng thuốc phối hợp: Mấy năm gần đây, có một số nghiên cứu phối hợp thuốc trong điều trị viêm gan siêu vi B. Phối hợp chất tăng cường miễn dịch (interferon- pegylat) với chất kháng virut (lamivudin) cho kết quả tốt hơn dùng mỗi thứ riêng lẻ. Phối hợp hai chất kháng virut thì cho kết quả không đều. Chẳng hạn dùng lamivudin với adefovir với người đã bị kháng lamivudin thì tính trên người dùng có 80% có đáp ứng, 80% giảm HBVDNA đến mức không phát hiện được, 84% ALT trở lại bình thường. Sau khi ngừng dùng 3 năm không nhận thấy có sự bùng nổ đảo ngược về virut hay lâm sàng học, không hình thành sự đề kháng kiểu gene, không mất bù trừ ở người xơ gan. Nhưng có trường hợp không cho kết quả tốt hơn. Chẳng hạn: Dùng lamivudin cùng telbivudin thì tốt hơn dùng riêng lamivudin nhưng lại không tốt hơn dùng riêng telbivudin. Vì sự phối hợp chưa ổn định, hơn nữa làm tăng chi phí điều trị nên các nghiên cứu này chưa áp dụng lâm sàng.
Các chỉ số trên xét nghiệm ở mức bình thường: Tải lượng HBV càng cao (số lượng bản sao HBVDNA/1ml máu lớn) thì nguy cơ xơ gan, ung thư gan càng lớn. Tải lượng HBV là yếu tố tiên đoán độc lập cho sự phát triển xơ gan, ung thư gan. Nồng độ ALT càng cao thì nguy cơ xơ gan, ung thư gan cũng càng lớn. Vì thế, khi điều trị viêm gan siêu vi B mạn, cần đưa HVNDNA về dưới ngưỡng và đưa ALT về mức bình thường mới ngừng thuốc. Sau khi ngưng thuốc, cần theo dõi định kỳ, kể cả người bệnh mà khi ngừng điều trị HBVDNA ở ngưỡng thấp.
Đạt mục tiêu điều trị: Chỉ dùng thuốc khi hội đủ các tiêu chí cần dùng thuốc và ngừng điều trị khi đạt mục đích điều trị.
Chú ý: Hiện nay đã xuất hiện sự kháng thuốc, đặc biệt xuất hiện các chủng kháng thuốc đột biến gene. Khi đã điều trị đủ liệu trình, đạt kết quả, cho ngừng thuốc thì vẫn theo dõi định kỳ để xử lý việc bùng phát virut. Khi bị kháng thuốc, cần chấp nhận một liệu trình khác, không bi quan bỏ mặc vì có thể bột phát nguy hiểm. Không tự ý dùng thuốc cũng như tự ý bỏ dở điều trị, tự ý kéo dài thời gian điều trị. Trong quá trình điều trị, cần khám và xét nghiệm định kỳ. Trong trường hợp không hoặc chưa dùng thuốc thì cần hiểu rõ lời dặn của thầy thuốc, tự theo dõi chặt chẽ, khi cần phải khám, xét nghiệm ngay tại cơ sở y tế đủ điều kiện.
PGS.TS. Hà Hoàng Kiệm
Bạn cũng biết bệnh gan nguy hiểm và không thể chủ quan nếu không được chữa trị kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí dẫn tới tử vong.
Thanh Ngọc xin chia sẻ Bài thuốc đông y điều trị bệnh viêm gan cho người bệnh để có thể kết hợp cả đông y và tây y, hay có thể dùng đông y để khắc phục tính nóng trong tây y.
1. NHÂN TRẦN GIA VỊ THANG
Chủ trị: Viêm gan siêu vi trùng (virus), thiểu năng gan (can khí uất kết): Bụng to, da vàng, mắt vàng, lưỡi xám, giữa bụng nóng, lóng bàn tay bàn chân nóng, nước tiểu vàng đậm, ấn vào vùng hạ sườn phải đau, thường sốt 39°c.
Cách dùng, liều lượng:
Cho 600ml nước, sắc lấy 200ml nước thuốc, chia uống 2 lần trong ngày.
Ngày uống 1 thang.
Chú ý gia giảm:
Nếu sau khi uống thang trên hết sốt, các triệu chứng đều giảm nhưng ăn còn chậm tiêu, gan còn sa dưới hạ sườn (1 khoát tay): thì:
Giảm lượng: Đại hoàng xuống 4g. Tăng lượng: Nhân trần lên 20g, Chi tử lên 16g
Kết hợp uống thêm bài Tiêu giao gia giảm:
Sắc uống, mỗi ngày 1 thang, bình phục thì thôi.
2. NHÂN TRẦN THANG
Chủ trị:
Sốt vàng da do virus: ra mồ hỏi ở đầu mà người khòng có mồ hôi, miệng khô, tiểu tiện khò khăn, nước tiểu váng đậm, đầy bụng, bí đại tiện.
Cách dùng, liều lượng:
Các vị cho vào 800ml nước, sắc lấy 200ml nước thuốc, chia uống 2 lần trong ngày.
Ngày uống 1 thang.
3. NHÂN TRẦN NGŨ LINH THANG
Chủ trị: Viêm gan virus mạn tính, vàng da, tiểu tiện không lợi, nước tiểu vàng đậm.
Cách dùng, liều lượng:
Các vị cho vào 800ml nước, sắc lấy 200ml nước thuốc chia uống 2 lần trong ngày.
4. NHÂN TRẦN CHI TỬ HOÀN
Chủ trị:
Viêm gan siêu vi khuẩn: Da vàng, niêm mạc mắt vàng ăn kém, mệt mỏi, tiểu tiện ít, nước tiểu vàng, đau nhẹ vùng gan, ấn đau vùng gan…
Cách dùng, liều lượng:
Nhân trần, mộc thông nấu cao đăc (sền sệt). Chỉ xác, vỏ núc nác, chi tử sao sấy giòn tán bột mịn trộn với cao đặc Nhân trầnn, Mộc thông thêm hố nước luyện kỹ làm hoàn bằng hạt đậu xanh.
Ngày uống 2 lần, mỗi lần uống 10 – 15g với nước chín.
Trẻ em dùng nửa liều người lớn.
Ghi chú:
Nếu dùng dạng thuốc thang thì liều lượng dùng như sau:
Ngày sắc uống 1 thang.
5. NHÂN TRẦN CHI TỬ PHỤC LINH THANG
Chủ trị:Viêm gan siêu vi khuẩn.
Cách dùng, liều lượng:
Các vị cho vào 600ml nước, sắc lấy 200ml nước thuổc, chia uống 3 lẩn trong ngày.
Ngày uống 1 thang.
Diễn biến quá trình phát triển của các bệnh lý về gan.
Các loại rau xanh có thể trung hòa thuốc trừ sâu, kim loại nặng và hóa chất độc hại khác và do đó tăng thêm hiệu quả cho chức năng gan.
Nhân ngày Thế Giới Nhận thức Bệnh Viêm Gan (28/7), hãy cùng nhìn lại thực trạng viêm gan ở Việt Nam và làm sao để chúng ta có thể bảo vệ bản thân, gia đình.
Việt Nam là một trong ba quốc gia ở Khu vực Tây Thái Bình Dương có số người nhiễm vi rút viêm gan B và C mạn tính cao nhất. Ước tính nước ta có khoảng 8,7 triệu người bị viêm gan B và 1 triệu người bị viêm gan C, gấp gần 40 lần số người nhiễm HIV.
Gan là một trong những cơ quan sống còn của cơ thể người. Ung thư gan là một bệnh trầm trọng đe dọa đến tính mạng. Vì vậy, việc phát hiện sớm để điều kịp thời là rất quan trọng. Đồng thời, chế độ ăn uống lành mạnh sẽ giúp phòng ngừa và đảm bảo sức khỏe cho bệnh nhân một cách tốt nhất. Thanh Ngọc chia sẻ chế độ ăn phòng ngừa ung thư gan hữu ích nên tham khảo.
Ăn rau và trái cây: Rau quả có tác dụng bảo vệ gan vì chứa nhiều vitamin, khoáng chất. Các loại rau lá xanh, cà rốt, khoai tây và trái cây họ cam quýt được chứng minh giúp cơ thể tăng cường khả năng phòng ngừa ung thư gan. Chuyên gia khuyên mọi người mỗi ngày nên ăn nhiều hơn 5 loại rau và trái cây, buổi sáng uống một ly nước trái cây, chiều ăn một miếng trái cây, trưa ăn từ hai loại rau trở lên. Trung bình một ngày ăn từ 400 đến 800g rau quả sẽ giảm 20% nguy cơ ung thư gan.
Chế phẩm từ sữa: Các chuyên gia đã chỉ ra việc dùng chế phẩm từ sữa mỗi ngày sẽ giảm 78% nguy cơ ung thư gan.
Uống trà: Uống trà rất có lợi cho phòng chống ung thư gan, đặc biệt là lá trà tươi.
Thức ăn bị mốc: Chất aflatoxin trong thức ăn bị mốc có thể gây ung thư gan, thời gian phát bệnh rất nhanh, chỉ trong vòng 24 tuần. Vì vậy cần bảo quản thức ăn cẩn thận, khi thấy bị mốc cần bỏ ngay, đặc biệt là đậu nành, lạc, khoai lang, mía, dầu đậu phộng.
Thực phẩm chứa lượng muối cao: Ăn thực phẩm chứa hàm lượng muối cao góp phần làm trầm trọng thêm các triệu chứng của ung thư gan. Chính vì vậy, khi chế biến thức ăn, bạn nên chế biến món ăn nhạt. Ngoài ra, dưa cà muối chua không những mặn mà có chứa một lượng nitrosamine cao được chứng minh gây ung thư gan, do vậy tốt nhất không ăn đồ muối chua hoặc ăn hạn chế.
Dầu, mỡ biến chất: Dầu mỡ để lâu sinh ra chất hóa học MDA, có thể tạo ra polymer phản ứng với protein và DNA trong cơ thể, gây đột biến cấu trúc protein, làm cho tế bào đột biến thành tế bào ung thư. Vì vậy, các chuyên gia khuyên khi sử dụng dầu thực vật và mỡ động vật không nên lưu trữ quá lâu, đặc biệt không sử dụng dầu mỡ chiên đi chiên lại nhiều lần.
Đồ ăn giàu protein: Các loại thực phẩm quá giàu protein đều không có lợi cho gan, gây tích tụ các chất thải độc hại ở gan nói riêng và cơ thể bạn nói chung. Vì vậy, với một số thức ăn giàu protein có thể kể đến như trứng, cá, sữa, thịt, gia cầm..., người bệnh nên sử dụng với mức độ vừa phải. Nếu bạn lo lắng về việc người bệnh thiếu protein, bạn có thể thay thế những thực phẩm trên bằng các loại đậu để đảm bảo dinh dưỡng với lượng protein vừa phải cũng tốt cho sức khỏe.
Rượu bia: Bia rượu chính là một trong những tác nhân gây ung thư gan vì chất cồn trong bia rượu khiến gan phải chịu tổn thương nặng nề để đào thải chúng ra khỏi cơ thể. Bên cạnh đó, cũng không nên sử dụng những loại thức uống có ga, không hút thuốc lá hoặc các chất kích thích khác.
Với bài viết Thanh Ngọc chia sẻ trên đây rất bạn sẽ lựa chọn được Chế độ ăn phòng ngừa ung thư gan hữu ích cho mình hay người thân đang bị bệnh.
Ngày càng nhiều người nghiện Facebook