Cách phòng ngừa lây nhiễm viêm gan B từ mẹ sang con
Viêm gan B là bệnh nhiễm trùng cấp hoặc mãn tính gây ra bởi vi rút theo 5 đường truyền nhiễm là: chu sinh (từ mẹ sang con), trẻ sang trẻ, tiêm không an toàn, quan hệ tình dục và tiêm chích ma túy. Trẻ sơ sinh và trẻ khi nhiễm trùng thường không có triệu chứng lâm sàng, song có 90% trẻ nhiễm trùng trở thành người lành mang trùng và hậu quả là bệnh xơ gan hoặc ung thư gan.
Để giảm nguy cơ lây nhiễm bệnh cho trẻ từ mẹ là trẻ sơ sinh cần được tiêm ngừa viêm gan B trong vòng 12-24 giờ đầu sau sinh. Khi đó bé sẽ có hơn 95% cơ hội không bị mắc viêm gan B sau này. Nếu không tiêm phòng đúng cách (hoặc tiêm phòng quá muộn), bé có nguy cơ viêm gan B rất cao.
Với mẹ nhiễm viêm gan B có HBsAg dương tính (cơ thể đang bị nhiễm siêu vi B) và HBeAg âm tính (siêu vi B đang trong giai đoạn nằm yên, không sinh sôi nảy nở) thì ngay sau sinh, bé được tiêm một liều immunoglobulin và một mũi văcxin ngừa viêm gan B thông thường. Văcxin được tiêm nhắc lại vào thời điểm tháng thứ hai và tháng thứ tư sau sinh. Với mẹ có cả HBsAg dương tính và HBeAg dương tính thì bé sẽ được tiêm hai liều immunoglobulin và một mũi văcxin ngừa viêm gan B thông thường. Các mũi văcxin tiếp theo sẽ tiêm ở tháng thứ hai và tháng thứ tư. Văcxin này tiêm theo lịch tiêm chủng mở rộng quốc gia cho tất cả trẻ em sau sinh.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét